Đánh giá 3 loại gỗ được sử dụng phổ biến hiện nay MDF , MFC , HDF Đây được coi là 3 loại gỗ được ứng dụng phổ biến nhất trên thị trường nội thất hiện nay. Chính vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn phân loại và đánh giá 3 loại gỗ MDF , MFC , HDF những thông tin hữu ích nhất trước khi quyết định mua sắm nội thất cho gia đình và văn phòng. 1. Gỗ công nghiệp MFC Gỗ công nghiệp MFC là gì? MFC là viết tắt của từ Melamine Faced Chipboard trong tiếng anh, dịch ra tiếng việt có nghĩa là ván gỗ dăm phủ. Nguyên liệu được sử dụng để làm nên loại gỗ này là những cây ngắn ngày như: keo, bạch đàn, cao su… Gỗ MFC - Gỗ công nghiệp MFC Loại gỗ này hiện đang được ưa chuộng bởi vì: Gỗ công nghiệp MFC có giá cả hợp lý Màu sắc của gỗ MFC được biết đến là vô cùng phong phú. Hiện nay theo ước tính, có khoảng trên 80 màu từ trắng, nhạt, màu, xám, vàng…cho đến các màu vân gỗ hiện đại Bề mặt gỗ công nghiệp MFC có độ dày cực mỏng, ước chừng rơi vào khoảng 0.4 – 1 zem Quy trình sản xuất Sau khi gỗ được thu hoạch, công nhân sẽ di chuyển và đưa vào nhà máy để dăm gỗ khi kết hợp với keo sẽ tạo ra độ dày mỏng khác nhau với cường độ áp suất cao. Bề mặt của gỗ công nghiệp MFC được được phủ 1 lớp nhựa Melamine chống bề mặt trầy xước, chống nước. Ngoài ra, bề mặt của gỗ MFC thường được người chế tác thiết kế giả kim loại hay giả vân gỗ cực kỳ đẹp mắt. Đây là loại gỗ được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất nội thất gia đình và văn phòng. Phân loại gỗ MFC Gỗ công nghiệp MFC thường được chia làm 2 loại là MFC lõi xanh chịu ẩm và & MFC thường. MFC lõi xanh được sử dụng tại nơi có độ ẩm không khí cao hoặc trong môi trường ẩm ướt. Còn MFC thường chỉ được dùng trong các xưởng gia công dùng nội thất như tủ tài liệu, bàn ghế, bàn làm việc… Cụ thể như sau MFC thường Gỗ công nghiệp MFC có rất nhiều màu, nhưng phổ biến là màu trắng, xám, nhạt, đen, chì…đến các màu vân gỗ như vân gỗ sồi, vân gỗ thích, vân gỗ giẻ gai, vân gỗ tần bì, vân gỗ óc chó, vân gỗ xoan đào, vân gỗ tràm, vân gỗ sồi sọc…Tất cả các vân gỗ đều giống gỗ thật. MFC lõi xanh Gỗ công nghiệp MFC lõi xanh thường là có khả năng chống ẩm cực cao và thường được khuyến cáo dùng làm tủ bếp, vách ngăn vệ sinh, bệnh viện, trường học, vách ngăn toilet… hoặc những nơi ẩm ướt. Ứng dụng gỗ MFC Gỗ công nghiệp MFC được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất. Hiện nay, gỗ MFC được sử dụng lên đến hơn 75% đồ nội thất trong văn phòng, gia đình, bởi giá thành rẻ, màu sắc đa dạng. Đối với nội thất và văn phòng thì cần sử dụng Gỗ công nghiệp MFC tiêu chuẩn, đối với những khu vực ẩm ướt như tủ vệ sinh, tủ bếp, vách ngăn Toilet… Trên thế giới, gỗ công nghiệp MFC được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển, bởi nó thân thiện với môi trường. Gỗ MFC được sản xuất từ gỗ rừng và được tái sản xuất, nhưng không làm hại đến rừng nguyên sinh. Gỗ MFC đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại các nước tiên tiến. Bởi nó đáp ứng nhu cầu cao trong việc bảo vệ sức khỏe và môi trường. Các loại gỗ công nghiệp MFC đều không sử dụng keo Formandehit, vì thế không bị cay mũi và cay mắt nên không có chất độc tố nào làm hại cho sức khỏe. 2. Gỗ công nghiệp MDF Gỗ công nghiệp MDF là gì ? MDF là viết tắt của cụm từ trong tiếng anh có tên là Medium Density Fiberboard. Nguyên liệu sản xuất loại gỗ này chủ yếu được sử dụng là từ cá gỗ vụn, nhánh cây…được cho vào máy nghiền để biến chúng thành các sợi gỗ nhỏ cellulose. Các sợi gỗ nhỏ này sau đó sẽ đem vào bồn rửa để đánh trôi các tạp chất cùng các chất nhựa…Sau khi loại bỏ tạp chất, tất cả được cho vào máy trộn bao gồm: keo, paraffin wax, bột gỗ, chất kết dính, bột độn, và cuối cùng là chất bảo vệ gỗ. Loại gỗ này hiện cũng đang được người tiêu dùng ưa chuộng bởi: Gỗ công nghiệp MDF bề mặt mịn, có thể dán hoặc sơn trên các chất liệu khác Gỗ MDF không bị ngót, bị cong vênh hoặc bị mối mọt Gỗ MDF đa dạng quy cách và kích thước Gỗ MDF rẻ hơn gỗ tự nhiên phù hợp với đông đảo người tiêu dùng Cốt gỗ MDF – gỗ công nghiệp MDF Quy trình sản xuất Hiện nay, quy trình gỗ công nghiệp MDF có 2 dạng: ướt & khô, tuy nhiên mỗi dạng đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào máy móc công nghệ, hiện đại của từng nhà sản xuất sẽ chọn một quy trình sản xuất hợp lý nhất. Gỗ MDF phân loại dựa theo chất kết dính và chủng loại như Gỗ MDF trơn được sử dụng sơn PU Gỗ MDF chịu nước: Đây cũng là MDF trơn nhưng được trộn với keo chịu nước trong quy trình sản xuất. Gỗ MDF có khả năng chịu nước và độ ẩm cao nên thường được sử dụng ở làm tủ bếp, tủ nhà vệ sinh, sàn nhà…. Gỗ MDF Veneer: Loại gỗ này được dán lớp ván lạng Veneer mỏng giúp bề mặt được hoàn thiện. Phân loại gỗ MDF Hiện nay, có 3 loại gỗ công nghiệp MDF được phân theo chủng loại gỗ làm ra bằng chất dính, bột gỗ cũng như các chất phụ gia như Gỗ MDF được sử dụng thiết kế nội thất trong gia đình Gỗ MDF chịu nước được sử dụng ở những nơi ẩm ướt và ngoài trời Gỗ MDF trơn có thể sơn được ngay lập tức, còn MDF mặt không trơn thì sử dụng dán 1 lớp ván lạng Ứng dụng gỗ MDF Tùy theo chủng loại của gỗ MDF có thể sử dụng vào việc sản xuất cho nội thất gia đình, văn phòng, bệnh viện, trường học… Nếu gỗ MDF được làm từ composite kết hợp với phụ gia chống ẩm thì có thể đáp ứng được yêu cầu nơi ẩm ướt, ngoài trời hoặc làm cửa công nghiệp… Còn trong nội thất gia đình thì người tiêu dùng luôn muốn tiết kiệm chi phí nên thường lựa chọn gỗ tự nhiên. Bạn có thể mua chiếc tủ quần áo, tủ tivi, giường…gỗ sồi với giá khoảng vài triệu chục. Nhưng bạn mua đồ nội thất tủ quần áo, tủ tivi, giường… thì có giá chỉ bằng ½ gỗ sồi. Gỗ MDF là sản phẩm được có ảnh hưởng bởi hóa chất, vì thế MDF đang được cân nhắc có nên sử dụng không, bởi nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo nghiên cứu, quy trình sản xuất gỗ MDF thải ra formaldehyde là rất cao. Chất này làm ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất hoặc người tiếp xúc với gỗ MDF lâu dài. 3. Gỗ công nghiệp HDF Gỗ HDF - Gỗ công nghiệp HDF Gỗ công nghiệp HDF là gì? HDF là viết tắt của cụm từ trong tiếng anh có tên là High Density Fiberboard. Loại gỗ này được tạo thành từ 75, 80% là chất liệu gỗ tự nhiên, 25, 20 phần trăm còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ kết dính và độ cứng cho gỗ. Gỗ công nghiệp HDF đều đạt chuẩn E1 về độ cứng, độ bền, và đặc biệt không gây hại cho sức khỏe. Lõi của loại gỗ này có màu trắng hoặc màu xanh tùy thuộc vào nguyên liệu chế tạo ra gỗ. Loại gỗ này đang được coi là ưu tiên số 1 trên thị trường hiện nay, bởi: Gỗ HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nên thường được dùng làm đồ nội thất, vách ngăn cho trường học, bếp, phòng khách, phòng ngủ… Gỗ HDF bề mặt thống nhất và nhẵn bóng Gỗ HDF có độ cứng cao, có độ chống ồn tốt hơn rất nhiều so với gỗ MDF Gỗ HDF có khoản 40 màu sơn đa dạng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hoặc khách hàng có thể thay đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ. Gỗ HDF được sấy khô và tẩm hóa chất nên có khả năng chống mọt, chống vênh, chống cong Quy trình sản xuất Nguyên liệu gỗ HDF được lấy hoàn toàn là gỗ tự nhiên trồng trong rừng, sau đó đưa về các cơ sở sản xuất. Tiếp đến, gỗ sẽ được luộc và sấy khô trong nhiệt độ từ khoảng 1000 °C đến 2000°C. Sau khi gỗ đã sấy khô hết nước, hết nhựa rồi đưa vào dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến và công nghiệp hóa. Thời gian xử lý nhanh, gỗ đảm bảo chất lượng cao. Bên cạnh đó, bột gỗ còn được kết hợp với chất phụ gia để tăng cường khả năng chống mọt, chống mối và tăng độ cứng, sau đó ép dưới công suất cao để hình thành gỗ HDF có kích thước và độ dày theo yêu cầu của khách hàng. Phân loại gỗ công nghiệp HDF Gỗ công nghiệp HDF được chia làm 2 loại: Loại siêu chống thấm và siêu chống ẩm. Cụ thể là Gỗ HDF siêu chống ẩm có chứng năng và cấu tạo gần giống với gỗ HDF thông thường. Tuy nhiên, loại gỗ này có khả năng chống ẩm, chống nước tốt hơn rất nhiều mà không lo bị bong, bị vênh và ẩm mốc. Vật liệu này được làm cửa gỗ thông phòng có cấu tạo 2 bề mặt dày 3mm đến 6mm và được ép chặt 2 cánh cửa bằng gỗ tự nhiên. Bên trong gỗ HDF siêu chống ẩm còn được nhồi bông thủy tinh hoặc giấy Honeycomb cách âm. Gỗ Black HDF siêu chống ẩm có màu đen và có cấu tạo tương đương với gỗ HDF siêu chống ẩm. Nhưng khi gỗ Black HDF được đưa vào sản xuất thì được sử dụng lực nén lớn hơn. Do đó, các cạnh của loại gỗ này không cần ép hoặc dán nẹp gỗ công nghiệp mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn cho sản phẩm. Ứng dụng gỗ HDF Sử dụng gỗ HDF chính là giải pháp tuyệt vời nhất cho người tiêu dùng trong việc làm đồ nội thất trong nhà và ngoài trời như cửa ra vào, cửa sổ, vách ngăn… Gỗ HDF có tính ổn định, bề mặt gỗ mịn nên có thể dùng làm sàn rất tốt Gỗ HDF là sản phẩm mang tính đột phá trong công nghiệp, vì thế nó được sử dụng rộng rãi cho các công trình công nghiệp và xây dựng. Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn vô cùng chi tiết về cách phân loại và đánh giá 3 loại gỗ MDF , MFC , HDF. Hy vọng các bạn hiểu được tại sao gỗ công nghiệp nói chung lại được ứng dụng ở hầu hết các thiết kế nội thất rồi nhé.